Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold) là gì? Và cách tính COGS

Giá vốn hàng bán (tiếng Anh: Cost of goods sold) là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể (một kỳ, hoặc một năm).

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold)

Ảnh minh họa (Nguồn: trungtamdaotaoketoan.edu.vn)

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold)

Giá vốn hàng bán trong tiếng Anh gọi là cost of goods sold.

Giá vốn hàng bán (COGS) đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

Giá vốn hàng bán còn được gọi là "chi phí bán hàng".

Những điều cần nhớ

  • Giá vốn hàng bán (COGS) là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hoá trong một công ty. 
  • Giá vốn hàng bán là đại lượng dùng để tính lợi nhuận gộp (gross profit) và tỉ suất lợi nhuận gộp (gross margin) từ doanh thu.
  • Giá trị của giá vốn hàng bán sẽ thay đổi phụ thuộc vào tiêu chuẩn kế toán được dùng trong cách tính toán. 

Giá vốn hàng bán (COGS) cho bạn biết điều gì? 

Giá vốn hàng bán là một đại lượng quan trọng trong báo cáo tài chính vì nó được trừ vào doanh thu của công ty để xác định lợi nhuận gộp (gross profit). Lợi nhuận gộp là thước đo hiệu quả hoạt động của công ty trong việc quản lý lao động và vật tư trong quá trình sản xuất. 

Giá vốn hàng bán là chi phí kinh doanh trong báo cáo thu nhập, giúp các nhà phân tích, nhà đầu tư và nhà quản lý ước tính lợi nhuận của công ty. Nếu giá vốn hàng bán tăng thì net income giảm. Mặc dù thu nhập ròng giảm giúp doanh nghiệp chịu mức thuế thấp hơn, nhưng các cổ đông cũng sẽ có ít lợi nhuận hơn. Do đó, các doanh nghiệp nên cố gắng giữ giá vốn hàng bán thấp để đạt mức thu nhập ròng cao hơn. 

Tính giá vốn hàng bán như thế nào mới đúng?

Công thức chung đơn giản nhất để tính giá vốn hàng bán là:

Giá vốn hàng bán = giá trị hàng tồn kho đầu kì + P + giá trị hàng tồn kho cuối kì

Trong đó:

P: Mua vào trong kì

Tuy nhiên, khi tính toán giá vốn hàng bán trong thực tế, công thức này có nhiều sự thay đổi tùy vào mỗi phương pháp tính trong kế toán. Dưới đây là một số công thức kế toán phổ biến để tính giá vốn hàng bán.

Công thức FIFO (First In First Out)

Công thức này dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước, những đơn hàng nào được nhập vào sớm nhất thì sẽ được bán ra đầu tiên với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Công thức FIFO thường sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các loại hàng điện máy, máy tính, điện thoại…. vì những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho, cần phải xuất sớm.

Vì giá hàng hóa có xu hướng tăng theo thời gian nên một công ty sử dụng phương pháp FIFO sẽ bán sản phẩm rẻ nhất của mình trước tiên. Giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO thường thấp hơn giá vốn hàng bán được ghi trong LIFO. Do đó, thu nhập ròng sử dụng phương pháp FIFO tăng theo thời gian.

Công thức LIFO (Last In First Out)

Ngược với FIFO, công thức LIFO dựa trên phương pháp nhập sau xuất trước, những mặt hàng được nhập vào sau cùng sẽ được bán ra đầu tiên. Công thức này thường được áp dụng cho các mặt hàng thời trang như quần áo giày dép, do các mặt hàng này dễ bị lỗi thời khi để tồn kho nên cần được ưu tiên xuất trước.

Công thức bình quân gia quyền

Theo công thức này, giá trung bình của tổng hàng hóa trong kho, bất kể ngày nhập, sẽ được sử dụng để định giá hàng hóa bán ra. Cách tính này giúp ngăn ngừa tình trạng giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng bởi những đợt hàng nhập với số lượng và giá trị lớn.

Đây cũng là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.

Những ngoại lệ của việc khấu trừ giá vốn hàng bán 

Nhiều công ty dịch vụ không có giá vốn hàng bán, không được đề cập chi tiết theo các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung (GAAP), mà chỉ là chi phí hàng tồn kho bán ra trong một giai đoạn nhất định. Không những vậy, các công ty dịch vụ còn không có hàng tồn kho. Nếu giá vốn hàng bán không được ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh, công ty sẽ không phải chi trả cho khoản này.

Chi phí doanh thu (Cost of Revenue) và Giá vốn hàng bán (COGS) 

Chi phí doanh thu (Cost of Revenue) tồn tại cho các dịch vụ hợp đồng đang diễn ra, có thể bao gồm nguyên liệu thô, lao động trực tiếp, chi phí vận chuyển, và hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng. Những khoản này không được tính vào giá vốn hàng bán vì nó không phải chi phí sản xuất ra sản phẩm để bán. Trên trang web Sở Thuế vụ Liên bang của Mỹ (IRS) còn có danh sách của một số “doanh nghiệp dịch vụ cá nhân” không cần ghi nhận giá vốn hàng bán vào báo cáo thu nhập, đó là các bác sĩ, luật sư, thợ mộc và họa sĩ.

Nhiều công ty dịch vụ vẫn có một số sản phẩm để bán. Ví dụ, các hãng hàng không và khách sạn là nhà cung cấp chính cho các dịch vụ như vận chuyển và lưu trú, nhưng họ cũng bán quà tặng, thực phẩm, đồ uống và các mặt hàng khác. Những mặt hàng này được coi là hàng hóa, và các công ty này chắc chắn có hàng tồn kho của hàng hóa đó. Cả hai ngành này đều có thể liệt kê giá vốn hàng bán trên báo cáo thu nhập của họ và sử dụng khoản chi phí này cho các mục đích thuế.

Chi phí hoạt động (Operating Expenses) và Giá vốn hàng bán (COGS)

Cả chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán đều là chi phí mà các công ty phải chịu khi điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các chi phí này được tách biệt trên báo cáo thu nhập. Không giống như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động là chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông thường chi phí bán hàng, điều hành và quản lý (SG&A) được viết thành 1 dòng riêng dưới dòng chi phí hoạt động trong báo cáo thu nhập. SG&A là chi phí không liên quan trực tiếp đến sản phẩm như chi phí hoạt động chung (overhead costs). Ví dụ về chi phí hoạt động bao gồm:

  • Chi phí thuê
  • Chi phí dịch vụ (điện, nước, v.v…)
  • Văn phòng phẩm
  • Chi phí pháp lý
  • Bán hàng và marketing
  • Lương bổng
  • Chi phí bảo hiểm

Hạn chế của giá vốn hàng bán 

Giá vốn hàng bán có thể dễ dàng bị thao túng bởi kế toán hoặc quản lý, ví dụ: 

  • Phân bổ mức chi phí sản xuất cao hơn so với thực tế
  • Phóng đại mức giảm giá
  • Phóng đại chi phí trả cho nhà cung cấp
  • Thay đổi số lượng hàng tồn trong kho vào cuối kỳ kế toán
  • Đánh giá quá cao hàng tồn trong kho
  • Không bỏ đi hàng tồn kho quá hạn

Khi hàng tồn kho bị thổi phồng quá mức, giá vốn hàng bán sẽ bị báo cáo thiếu, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin) và net income tăng cao hơn thực tế. 

Khi hàng tồn kho bị thổi phồng quá mức, giá vốn hàng bán sẽ bị báo cáo thiếu, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin) và net income tăng cao hơn thực tế. 

Các nhà đầu tư xem xét báo cáo tài chính của công ty có thể phát hiện ra những sai sót trong quản lý hàng tồn kho – chẳng hạn như hàng tồn kho tăng nhanh hơn doanh thu hoặc tổng tài sản được báo cáo – bằng cách kiểm tra sự tích tụ hàng tồn kho,.

Ví dụ về cách sử dụng giá vốn hàng bán 

Bài toán đặt ra là: Hãy tính giá vốn hàng bán của công ty A khi kết thúc năm tài chính 2016. Đầu tiên, cần tìm ra con số hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của công ty:

  • Hàng tồn kho đầu kỳ: Hàng tồn kho được ghi nhận khi kết thúc năm tài chính 2015 = 2,72 tỷ USD
  • Hàng tồn kho cuối kỳ: Hàng tồn kho được ghi nhận khi kết thúc năm tài chính 2016 = 2,85 tỷ đô la
  • Hoạt động mua hàng trong năm 2016: = 8.2 tỷ USD

Theo công thức, giá vốn hàng bán được tính như sau:

  • COGS = 2,72 tỷ USD + 8,2 tỷ USD – 2,85 tỷ USD = 8,07 tỷ USD

Nếu xem báo cáo thu nhập năm 2016 của công ty, có thể thấy rằng giá vốn hàng bán được báo cáo là 8,07 tỷ USD – con số chính xác như đã tính toán ở trên. 

(Nguồn: Investopedia)