Nhà tuyển dụng hỏi "Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ"?

Bên cạnh những câu hỏi kinh điển như “Chia sẻ về điểm mạnh/điểm yếu của bản thân?” thì “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” cũng rất hay xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Nếu biết tận dụng trả lời câu hỏi trên một cách thông minh, bạn có thể tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Ngược lại, nó sẽ là nguyên nhân khiến vị trí bạn hằng ao ước trở nên xa vời.

Bài viết dưới đây của Joboko sẽ giúp bạn biến câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” trở thành cơ hội để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng hỏi "Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ"?

1. Lý do ẩn sau câu hỏi

Thực chất, câu hỏi trên không phải để “thách đố” ứng viên mà ngược lại, giúp nhà tuyển dụng biết được mục tiêu nghề nghiệp lâu dài cũng như lý do gắn bó với công việc của bạn. Đây cũng là vấn đề mà không phải ứng viên nào cũng biết cách đề cập trong CV xin việc hay được hỏi trực tiếp trong phỏng vấn. Nếu được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể trả lời như thế nào để gây ấn tượng? Click Here để có thêm thông tin tư vấn nghề nghiệp chi tiết.

2. Những lý do nghỉ việc hợp lý, thuyết phục nhất

Thẳng thắn chia sẻ quan điểm với thái độ phù hợp cũng là cách thể hiện thái độ nghiêm túc cũng như đạo đức làm việc của mình.

  • Thêm cơ hội để phát triển bản thân: Đừng ngại bày tỏ sự thật rằng bạn chưa có đủ cơ hội để học hỏi, thể hiện bản thân ở môi trường làm việc cũ. Khao khát được cải thiện kỹ năng làm việc để đóng góp vào sự phát triển chung của công ty sẽ là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Thời điểm thích hợp để thay đổi: Nhảy việc không hề khiến bạn trở thành kẻ thiếu kiên định. Ngược lại, nếu có mục tiêu và kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng, bạn sẽ cho thấy được mình là người có định hướng riêng, biết tận dụng cơ hội để phát triển bản thân.
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp: Đây là lý do khá phổ biến và đôi khi ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của nhân viên. Hãy giải thích lý do tại sao việc tái cấu trúc công ty lại không còn phù hợp cũng như cách bạn đã nỗ lực để thay đổi bản thân cho hòa nhập với môi trường mới. Đây chính là cơ hội thể hiện sự tận tâm và kỹ năng giải quyết vấn đề, hi sinh lợi ích riêng vì cái chung của bạn.
  • Tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Đừng ngại chia sẻ quan điểm về vấn đề này bởi chính nhà tuyển dụng cũng hiểu nếu cả công việc và cuộc sống cá nhân đều được chú trọng sẽ thúc đẩy năng suất và nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên. Lưu ý đừng sa vào chỉ trích cách hoạt động của công ty cũ, hãy chỉ nhấn mạnh vào mong muốn của bản thân, chẳng hạn như có thể thay đổi giờ làm việc linh hoạt,…
  • Chuyển nhà: Đây có lẽ là lý do an toàn nhất. Nhưng đừng quên nói thêm về ưu điểm của chỗ ở mới đối với vị trí đang ứng tuyển.

Những lý do nghỉ việc hợp lý, thuyết phục nhất

3. Những điều cần tránh khi trả lời

  • Phàn nàn quá đà: Đừng dại “sa đà” vào việc phàn nàn sếp hay đồng nghiệp cũ. Làm vậy sẽ chỉ khiến bạn trở nên nhỏ mọn, thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào những cơ hội, kinh nghiệm mà bạn tích lũy, học hỏi được từ vị trí cũ.
  • Chỉ trích sếp cũ: Dù lý do khiến bạn nghỉ việc có là vì mối quan hệ không mấy tốt đẹp với cấp trên thì cũng hãy khéo léo bày tỏ bằng thái độ chuyên nghiệp. Ngay cả khi sếp cũ có hay soi mói, quản lý kiểu vi mô thì cũng chỉ nên chia sẻ cách bạn đã ứng xử và cố gắng trau dồi bản thân vì sự phát triển chung của công ty.

Dành thời gian để chuẩn bị cho mình những câu trả lời thông minh, tinh tế khi được hỏi “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ?” sẽ giúp bạn biến đây trở thành cơ hội ghi thật nhiều điểm với nhà tuyển dụng, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển cao. Cùng với đó, hãy truy cập vào Joboko.com để nhận những tin tức việc làm mới nhất cùng hướng dẫn, tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng phỏng vấn hữu ích giúp bạn nhanh chóng có được công việc ưng ý.